Chiến lược thương hiệu là gì?
Chiến lược thương hiệu là cách xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mang tính chất lâu dài. Mục đích định vị thương hiệu là tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng và hoàn thành được những mục tiêu cụ thể.

Nếu doanh nghiệp không xây dựng một kế hoạch thương hiệu thì rất dễ tạo ra những xung đột trong hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Điều này khiến cho các hoạt động trở nên không nhất quán, hình ảnh thiếu hấp dẫn và không để lại được ấn tượng đặc biệt cho khách hàng.
Vì sao việc xây dựng chiến lược thương hiệu phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp?
Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ được khuyến khích nên xây dựng cho mình một chiến lược, một kế hoạch thương hiệu bởi những lý do có thể kể đến như sau:
Nâng cao mức độ nhận diện sản phẩm
Thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ đơn giản là logo, màu sắc đặc trưng đại diện cho doanh nghiệp mà nó còn là những ấn tượng của người dùng đối với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Vì vậy, xây dựng một kế hoạch thương hiệu sẽ giúp định vị được tên tuổi doanh nghiệp và tạo được điểm nhấn khác biệt của thương hiệu đối với khách hàng.
Tối ưu hóa kết nối với khách hàng
Xây dựng được một chiến lược thương hiệu hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo dựng niềm tin, gắn kết những giá trị cảm xúc và truyền tải đến khách hàng những cảm xúc đó. Khi doanh nghiệp nhận được cái nhìn thiện cảm của khách hàng thì bạn sẽ không cần phải tốn quá nhiều công sức và chi phí cho các quảng cáo hay Kols. Mọi thứ sẽ được lan toả bởi hiệu ứng truyền miệng.
Khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh
Mục tiêu cao nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được chính là trở thành thương hiệu yêu thích đối với khách hàng. Xây dựng chiến lược thương hiệu giúp cho sản phẩm của bạn được khác biệt hoá đồng thời hướng người dùng tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì tìm đến các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh khác.
Giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm nhanh chóng
Một kế hoạch thương hiệu được đánh giá là hiệu quả nếu thông điệp mà doanh nghiệp truyền tải có giá trị rõ ràng và khả năng hoạt động tốt. Điều này giúp khách hàng thêm tin tưởng vào thương hiệu, từ đó doanh nghiệp sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng trung thành.

Những sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi triển khai chiến lược thương hiệu
-
Thiếu tầm nhìn dài hạn
Các tập đoàn lớn trước khi bắt tay vào thiết kế một mô hình hoặc cấu trúc luôn có chiến lược toàn diện đã được thiết lập rõ ràng. Trong khi đó, không ít CEO Việt Nam lại tư duy theo hướng ngược lại. Họ mày mò, xây dựng mô hình, thiết lập nhiều lần sơ đồ tổ chức, phòng ban, nhân sự trong khi chưa định hình tầm nhìn – sứ mệnh và chiến lược mà thương hiệu sẽ theo đuổi rõ ràng.
Khi công ty còn ở quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh đơn giản, mức độ cạnh tranh chưa cao để phát triển bền vững, doanh nghiệp cần vạch ra một con đường đi chính, xuyên suốt trong vòng 3-5 năm, từ đó sử dụng và phân bổ nguồn lực một cách dài hạn.
-
Không xác định tệp khách hàng mục tiêu
Một trong những bước đi đầu tiên trên hành trình xây dựng một chiến lược thương hiệu đó chính là xác định đúng tệp khách hàng mà thương hiệu nhắm đến. Doanh nghiệp cần xây dựng được tệp đối tượng cần tiếp thị: khách hàng là ai, khách hàng quan tâm đến vấn đề gì khi tương tác với thương hiệu của bạn. Xác định rõ giới tính, độ tuổi, hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu đây cũng là cách giảm chi phí triển khai marketing.
-
Rập khuôn chiến lược thương hiệu
Khác biệt chính là sự thành công của thương hiệu. Không nên lấy ý tưởng từ đối thủ rập khuôn cho chính doanh nghiệp bạn và mong rằng mình cũng sẽ thành công. Chiến lược thương hiệu tập trung vào việc gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, sẽ mất thời gian để khách hàng thực hiện hành vi mua hàng. Đừng nóng vội đòi hỏi khách hàng phải chọn khi chưa xây dựng đủ lòng tin trong thương hiệu.
-
Quá sa đà vào cuộc chiến giá cả
Cạnh tranh giá cả là hình thức có thể giết chết bản thân cũng như đối thủ và người được lợi chỉ có khách hàng vì họ được lựa chọn. Hành động này không chỉ tự mình cắt giảm doanh thu mà thường xuyên hạ giá, phá giá còn tác động không nhỏ đến hình ảnh thương hiệu của bạn, dẫn đến chất lượng không còn giá trị doanh nghiệp thất thế ở thị trường.

Trên đây là toàn bộ những nội dung hữu ích về chiến lược thương hiệu mà Tạp chí IPO muốn chia sẻ đến bạn. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện điều này để có thể định hướng được chính xác những hoạt động của mình trong tương lai đồng thời để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của người dùng.