Ngày 09/12/2023 6:26 PM

Những phương pháp định giá doanh nghiệp (P1)

Khái niệm Giá trị doanh nghiệp chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ trong các Hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, để xác định được chính xác giá trị của một công ty là điều không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về khái niệm định giá doanh nghiệp cũng như là những lưu ý trong quá trình định giá doanh nghiệp.
Những phương pháp định giá doanh nghiệp (P1)

Định giá doanh doanh nghiệp là gì? Tại sao cần phải định giá doanh nghiệp chính xác?

Định giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị của một doanh nghiệp. Giá trị doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là giá trị vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp; mà là giá trị của tất cả các tài sản sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Ngày nay, thị trường tài chính, chứng khoán cũng như các thị trường tài sản khác đang ngày càng phát triển thì việc tiến hành thẩm định giá lại càng đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Nhờ quá trình thẩm định giá doanh nghiệp mà bức tranh tổng quan về một công ty, tổ chức sẽ hiện lên rõ nét hơn.

Thông thường, khi chủ sở hữu quyết định ngừng kinh doanh hay mua bán và sáp nhập doanh nghiệp thì tại thời điểm đó nó mới được định giá. Nhưng mỗi doanh nghiệp lại cần phải có một giá trị hiển thị nhất ở mỗi lần định giá. Ít nhất mỗi năm một lần, các doanh nghiệp sẽ được định giá. Lý do là:

  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp giúp đưa ra những thông tin quan trọng để các nhà quản trị có thể phân tích kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp. Dựa vào đó, họ sẽ tìm kiếm giải pháp cải tiến quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp.
  • Nhờ định giá doanh nghiệp mà cơ quan quản lý ban ngành của Nhà nước nắm được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp. Từ đó có thể đề xuất các chính sách quản lý cụ thể, phù hợp đối với từng doanh nghiệp như thu thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài sản hay các loại thuế khác.
  • Nhờ việc định giá doanh nghiệp mà tranh chấp nảy sinh giữa các cổ đông hay tính công bằng khi phân chia cổ phần, hoạt động góp vốn, giải quyết vi phạm hợp đồng,… sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
  • Thẩm định giá trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, tiến hành sáp nhập, hợp nhất hay chia tách doanh nghiệp.
  • Đây là cơ sở để các tổ chức, cá nhân và các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý, liên doanh,…

Những lưu ý trong quá trình định giá doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng như tầm nhìn. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi tiến hành định giá:

  • Lựa chọn đúng người cố vấn: Thông thường khi nhắc đến định giá, chúng ta sẽ nghĩ đến công ty định giá, ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, thực tế việc lựa chọn cố vấn quan trọng hơn thế. Để định giá một cách chính xác nhất không chỉ cần một chuyên gia giỏi tính toán những con số, mà còn cần một đối tác thực sự am hiểu sâu sắc về ngành kinh doanh và thị trường mà công ty đang hoạt động. Do đó, nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra những tiêu chí cụ thể để chọn cố vấn phù hợp.
  • Nhìn đúng và đủ về tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp: Các phương pháp định giá truyền thống thường sẽ nhìn vào những con số hiện tại như doanh thu, lợi nhuận hay EBITDA (doanh thu trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần). Tuy nhiên, một định giá đầy đủ nên có cả dự đoán về bức tranh của doanh nghiệp trong ít nhất 5 năm tới, để nhìn thấy được hết khả năng phát triển cũng như rủi ro có thể gặp phải. Thị trường luôn luôn vận động và phát triển, do đó việc đánh giá cũng không nên chỉ dừng ở trạng thái tĩnh.
  • Hãy cân nhắc việc kết hợp phương pháp định tính và định lượng: Thuật ngữ định giá khiến hầu hết mọi người nghĩ đến các phương pháp định lượng với rất nhiều số liệu phía sau. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Những yếu tố như con người, văn hóa công ty có thể không định lượng được bằng số liệu nhưng lại đóng góp rất lớn vào sự phát triển của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do mà các quỹ đầu tư, đặc biệt là quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ coi con người là một trong những yếu tố cốt lõi cân nhắc để quyết định đầu tư.

(Xem tiếp phần 2: Các phương pháp thông dụng trong định giá doanh nghiệp)

Tin Tức Khác

Đăng nhập với Email / Mật khẩu

Hoặc

Đăng ký với Email

Hoặc

Đăng ký với Email

Hoặc

Đăng nhập với Email / Mật khẩu

Hoặc