Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Bắt nguồn từ câu nói: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas” của toán học và khí tượng học Edward Lorenz, Hiệu ứng cánh bướm – Butterfly Effect là một phép ẩn dụ thể hiện cho những điều tưởng chừng như nhỏ bé nhưng có thể đem lại hệ quả to lớn về sau.
Hiệu ứng cánh bướm được khai thác trong rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh. Hiểu được nó có thể cung cấp cho chúng ta một lăng kính mới để ứng dụng trong doanh nghiệp, thị trường và hơn thế nữa. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ nhưng là đúng lúc – đúng nơi có thể tạo nên sự khác biệt to lớn như một cơn bão.

Hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Trong kinh doanh, hiệu ứng cánh bướm được các doanh nghiệp sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp chuỗi.
Đơn cử như thương hiệu 7 – eleven.
Trong quá khứ, 7 – Eleven là một chuỗi cửa hàng tương đối lớn và họ đang muốn kêu gọi đầu tư 2.8 triệu đô la với 10% cổ phần, vì thế công ty đang được định giá là 28 triệu đô la. Và lợi nhuận trong một năm họ cần đạt được là 9,3 triệu đô la.
Với mục tiêu đó, 7 – Eleven cần đáp ứng mức KPI là 775.000 USD/tháng và cần 29 cửa hàng. Từ đó, họ đã tạo ra một chiến lược để kích thích các cửa hàng tạo ra thêm doanh số 100 đô la/ngày/cửa hàng. Với 29 cửa hàng họ có thêm được 2.900 đô la, và một tháng có thêm 87.000 đô la, và một năm tăng l triệu đô la doanh số. Chi phí Marketing sẽ là rất nhỏ khi ứng dụng trên toàn bộ hệ thống cửa hàng. Và chỉ cần một vỗ cánh nhỏ ở một cửa hàng sẽ tạo ra một hiệu ứng lớn như bão cát. Đây chính là cách mà 7 – Eleven ứng dụng hiệu ứng cánh bướm cho hệ thống của mình.

Một ví dụ điển hình tiếp theo về hiệu ứng cánh bướm đó chính là thương hiệu xe hơi nổi tiếng của Nhật Bản – Toyota.
Người sáng lập ra thương hiệu này – Sakichi Toyoda thực tế lại là một người thợ mộc. Trong một chuyến công tác đến Mỹ, ông đã nhận thấy rằng đất nước cờ hoa có rất nhiều ô tô trong khi đó quê hương của ông thì lại không. Và cũng đúng thời điểm đó, Nhật đang phải nhập khẩu gần 800 chiếc xe ô tô Ford. Điều này đã làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của ông và ông quyết định phải tự sản xuất ra những chiếc xe ô tô “Made in Japan” ngay tại đất nước mình.
Vào thời điểm đó, không ai tin Toyoda có thể làm được. Bởi lúc đó trong suy nghĩ của mọi người, “made in Japan” đồng nghĩa với chất lượng thấp, làm sao có thể bán được ở Mỹ và châu Âu. Nhưng với những nỗ lực không ngừng nghỉ thì có đến nay Toyota đã trở thành một thương hiệu xe ô tô nổi tiếng trên toàn thế giới và là niềm tự hào của người dân Nhật Bản. Toyota chính là những cánh bướm của người Nhật.
Ý nghĩa của hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
Hiệu ứng cánh bướm tác động trực tiếp đến 3 đối tượng: khách hàng, nhân viên và các bên liên quan (cổ đông, đối tác). Khi doanh nghiệp “chăm sóc” các đối tượng trên một cách tốt nhất sẽ lan tỏa được những giá trị tích cực, mang lại danh tiếng và lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại, nếu doanh nghiệp kém trong khâu đối xử với những đối tượng này sẽ gây ra những tổn thất rất nặng nề.
Thị trường kinh doanh là một môi trường biến động, không một ai có thể kiểm soát hay dự đoán được tất cả mọi thứ, chính vì vậy mà hiệu ứng cánh bướm lại mang đến những ý nghĩa rất khác nhau. Các doanh nghiệp có thể tận dụng hiệu ứng này bằng cách kết hợp các hành động tích cực nhỏ để mang lại kết quả đáng kể. Những thay đổi này có khả năng mang lại những lợi ích vượt xa số tiền lớn mà một doanh nghiệp bỏ ra để thu hút khách hàng, xây dựng danh tiếng cho thương hiệu và là giải pháp vô vùng hiệu quả để tạo ra dòng lợi nhuận, thúc đẩy doanh thu.

Hiệu ứng cánh bướm chính là chiến lược hoàn hảo để áp dụng vào trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hiểu được hiệu ứng cánh bướm là gì sẽ là chìa khóa để doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh trong tương lai.