Ngày 27/09/2023 4:32 AM

Cơ chế vốn là gì? Những lợi ích của cơ chế vốn đem lại cho doanh nghiệp

Cơ chế vốn là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Việc áp dụng cơ chế này vào vận hành sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thu hút rộng rãi và hiệu quả nguồn vốn, từ đó giúp công ty niêm yết thành công và phát triển mạnh mẽ.
CƠ CHẾ VỐN LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH CỦA CƠ CHẾ VỐN ĐEM LẠI CHO DOANH NGHIỆP

Định nghĩa về Cơ chế vốn 

Cơ chế vốn là một nguyên lý hoạt động thông minh, dựa trên nguyên tắc sở hữu nguồn lực vô hạn của xã hội, giúp các doanh nghiệp thu hút mọi nguồn vốn vào doanh nghiệp sau đó IPO giúp công ty phát triển nhanh chóng.

Giả sử có 3 người muốn bắt đầu kinh doanh với mặt hàng trái cây là dưa hấu. Giá trị của 1 quả dưa hấu nhập về là 1 đô la/ quả:

  • Anh A nhập 100 quả dưa và bán chúng với giá 1.5 đô la/quả. Khi bán hết 100 quả anh A lãi được 50 đô la. 
  • Anh B nhập dưa hấu nhưng nảy ra ý tưởng ép nước dưa hấu để bán và thu về được 5 đô la. Kết quả, anh B nhận về số tiền lãi là 400 đô
  • Anh C cũng muốn bán nước ép nhưng lại kêu gọi anh A gia nhập để mở rộng kinh doanh, nhận lại mức lợi nhuận cao hơn. Từ đó, anh C tìm thêm nhiều anh A khác nhau để cùng chia sẻ mô hình của mình. Dần dần, anh C có hàng trăm nghìn cửa hàng dưa hấu trải dài khắp cả nước. 

Vậy trong ví dụ này, anh C là người kiếm được nhiều lợi nhuận nhất trong ba người. Có thể định nghĩa về 3 anh như sau: 

Anh A được gọi là người kinh doanh, họ đơn giản chỉ là mua đi bán lại và hưởng lợi nhuận theo chênh lệch. Anh B gọi là doanh nhân, họ sáng tạo ra sản phẩm và bán giá cao hơn, lợi nhuận đến từ giá tăng thêm.Anh C là nhà đầu tư, họ tìm kiếm, chia sẻ cơ hội kinh doanh, mở rộng mô hình và hưởng lợi nhuận.

Trong kinh doanh, chúng ta không chỉ phải biết làm thế nào để sáng tạo ra sản phẩm và tăng giá trị sản phẩm, mà chúng ta còn phải làm thế nào để sử dụng tiền vừa đủ nhưng vẫn thực sự mở rộng được công ty. Đó được gọi là cơ chế vốn.

Nguồn vốn vận hành thông qua cơ chế vốn 

Đối với cơ chế thị trường, nguồn gốc vận hành theo công thức M – C – M (Money – Customer – Money), từ tiền, bán hàng cho khách hàng và sau đó thu lại tiền. Ở vòng đầu tiên, bạn có khoản tiền 1 đô la, bạn bán và thu lại 1 khoản lãi 2 đô la. Bạn muốn mở rộng kinh doanh, bạn lại thế chấp một căn nhà và 2 đô la để có tiền và bạn thu được lợi nhuận 3 đô la lớn hơn. Bạn lại muốn mở rộng tiếp ra toàn quốc, bạn lại thế chấp thêm chiếc ô tô, bạn kinh doanh doanh và có một lợi nhuận 4 đô la lớn hơn. Trong trường hợp bạn không có tài sản thế chấp tức là bạn sẽ không thể có thêm nguồn tiền tiếp theo. Và trong trường hợp này bạn đang biến mọi tài sản cứng để tạo ra tiền và bạn sẽ luôn không có tiền vì phải dùng để đầu tư cho vòng tiếp theo. 

 

Đối với cơ chế vốn, nguồn vốn vận hành theo công thức ngược lại: C – M – C (Customer – Money – Customer). Ở vòng đầu tiên, C luôn xuất phát từ ý tưởng, vận hành và hướng đến thị trường. Khi có ý tưởng, C sẽ lấy tiền từ những nhà đầu tư, ví dụ để bao phủ thị trường Việt Nam, tôi cần huy động vốn 100 triệu đô la. Và các nhà đầu tư sẽ sử dụng vốn của họ để đầu tư cho tôi. Kết quả tôi hoàn thành mục tiêu bao phủ thị trường Việt Nam. Vòng tiếp theo, tôi lại muốn nhân bản và bao phủ thị trường Indonesia và Philippines, tôi lại cần 200 triệu đô la và kết quả tôi cần đạt KPI để hoàn thành những mục tiêu của cổ đông. Với cách làm này, bạn sẽ luôn có một nguồn tiền lớn từ các nhà đầu tư và việc của bạn là có được ý tưởng triệu đô và một chiến lược để đảm bảo chính xác các KPI đã đặt ra.

Uber IPO với mức định giá 120 tỷ đô vào năm 2019
(Nguồn ảnh: The Verge)

Uber chính là một trong rất nhiều các doanh nghiệp đã áp dụng hoàn hảo vòng lặp vận hành này, họ sử dụng vòng lặp này 22 lần và hoàn thành IPO năm 2019, niêm yết với trị giá 120 tỷ đô la.

Những lợi ích mà Cơ chế vốn mang đến cho doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ muốn có thể huy động vốn mà họ còn tìm kiếm các giá trị giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.  

  • Huy động – tiếp cận được nguồn vốn dồi dào

Thông qua việc tiến hành IPO theo cơ chế vốn trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn vô hạn từ xã hội nhanh chóng. So với hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ bị giới hạn số cổ đông tham gia, IPO giúp huy động nguồn vốn khổng lồ hơn.

  • Gia tăng giá trị tài sản

Nếu cổ phiếu phát hành ra thu hút nhiều nhà đầu tư, trong thời gian dài hạn chúng tăng giá mạnh thì vốn của doanh nghiệp sẽ có mức tăng trưởng tương ứng. Nếu doanh nghiệp có những hoạt động tốt trong năm thì thị trường sẽ định giá cổ phiếu cao hơn so với giá trị sổ sách. Điều này càng làm cho cổ phiếu doanh nghiệp hấp dẫn hơn bao giờ hết.

  • Tăng trưởng quy mô 

Khi tiến hành IPO theo cơ chế vốn, nguồn vốn được huy động, doanh nghiệp sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh cần thiết so với các đối thủ cạnh tranh và dễ dàng hơn trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh. Áp dụng chiến lược sau khi IPO, doanh nghiệp sẽ tăng trưởng quy mô một cách dễ dàng. 

  • Thuận lợi hơn trong các hoạt động mua bán – sáp nhập

Quá trình IPO được xem là bước đệm quan trọng cho những thương vụ sáp nhập/ mua lại công ty nhỏ lẻ có tiềm năng. Một công ty đại chúng sẽ có sự thuận lợi lớn trong việc mua bán – sáp nhập với các đối tác trong và ngoài nước vì quá trình thủ tục sẽ đơn giản hơn, việc định giá cũng được tối ưu hơn do tính minh bạch và sự diễn biến giá cả trên thị trường.

Tin Tức Khác

Đăng nhập với Email / Mật khẩu

Hoặc

Đăng ký với Email

Hoặc

Đăng ký với Email

Hoặc

Đăng nhập với Email / Mật khẩu

Hoặc