Thị trường chào bán cổ phiếu công khai (IPO) đã chìm vào trạng thái chững lại sau một năm 2021 đầy trở ngại. Nhưng chúng ta có thể sẽ bắt đầu nhìn thấy những dấu hiệu của sự sống lại trong những tháng tới, khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho một số mục tiêu IPO đáng chú ý nhất của năm 2023 trên thị trường.
Năm 2021 đã chứng kiến những màn gọi vốn cao nhất kể từ thời kỳ bùng nổ. Gần 400 công ty đã gọi vốn thành công với số tiền đáng kể 142,4 tỷ đô la. Nhưng năm 2022, thị trường lại trở nên lạnh lẽo 1 cách nhanh chóng. Theo Renaissance Capital, chỉ có 70 công ty IPO và 7,7 tỷ đô la được gọi vốn.
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự sụt giảm này, như chiến tranh tại Ukraine, sự tăng lãi suất và lạm phát, và sự không chắc chắn về tăng trưởng kinh tế. Kết quả là các nhà đầu tư đã rời khỏi các khoản đầu tư có rủi ro cao, mà đó là phổ biến trong các IPO.
Dự đoán sắp tới thị trường thế giới sẽ trở lại – nhưng vẫn có thể cần một khoảng thời gian. “Các công ty mạo hiểm và các nhà đầu tư mạo hiểm cần phải đóng cửa các công ty xấu và tập trung vào các công ty tốt,” Muddu Sudhakar – CEO và đồng sáng lập của Aisera, một công ty trí tuệ nhân tạo (AI) vừa gọi vốn thành công 90 triệu đô la cho biết. “Ngoài ra, các công ty niêm yết cần phải cơ cấu lại và điều chỉnh đầu tư của mình. Tất cả điều này sẽ mất ít nhất 6 tháng hoặc hơn để bắt đầu phục hồi.”
Thực tế là chúng ta đang bắt đầu thấy một số công ty thử nghiệm thị trường, làm cho hiện tại là thời điểm tốt nhất để khám phá những màn IPO đang được mong đợi nhất cho năm 2023. Danh sách của chúng tôi sẽ có 09 cái tên – trong số đó có các tên tuổi lớn, đã được củng cố và được trông chờ sẽ tạo ra nhiều bất ngờ trên Wall Street và Main Street.
1. TripActions
TripActions được thành lập vào năm 2015 và hoạt động cung cấp quản lý chi phí và du lịch cho doanh nghiệp. Công ty sử dụng các công nghệ tiên tiến như máy móc và trí tuệ nhân tạo để giảm chi phí và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, TripActions đã chịu tổn thất lớn trong kinh doanh và công ty đã phải sa thải hàng trăm nhân viên. Nhưng công ty đã có thể đảm bảo nguồn tài chính, giúp duy trì hoạt động kinh doanh sau đại dịch.
TripActions đã trở lại mạnh mẽ và tiếp tục đổi mới nền tảng của mình. Ví dụ, công ty triển khai chương trình thanh toán chi phí nhanh toàn cầu. Điều này cho phép người dùng được hoàn lại chi phí trong vòng 24 đến 48 giờ.
Công ty cũng tập trung vào các thương vụ mua lại. Một số thỏa thuận bao gồm Resia và Comtravo – hai công ty quản lý du lịch đặt tại châu Âu. Sau đó là việc mua lại Reed & Mackay, một nhà cung cấp dịch vụ cho các chuyến du lịch và sự kiện cao cấp.
Vào tháng 10, TripActions đã thông báo về một khoản tài trợ 304 triệu đô la Mỹ với giá trị định giá là 9,2 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp đôi so với năm 2020. Công ty cũng đã nộp đơn đăng ký IPO của mình một cách riêng tư. Thương vụ này có thể sẽ diễn ra trong nửa đầu của năm 2023.
2. Databricks
Hơn một thập kỷ trước, một nhóm sinh viên khoa học máy tính tại Đại học California tạo ra Apache Spark – một hệ thống mã nguồn mở, được thiết kế để quản lý các bộ dữ liệu lớn. Nền tảng này đã được thông dụng trong nhiều ngành nghề đồng thời tạo ra nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng các hệ thống như trí tuệ nhân tạo.
Vài năm sau, những sinh viên đó thành lập Databricks để thương mại hóa phần mềm dành cho khách hàng doanh nghiệp. Trong những năm qua, công ty đã tích lũy được một lượng khách hàng hơn 7.000 doanh nghiệp, với các công ty như Shell, Regeneron Pharmaceuticals, CVS Health và Comcast. Databricks cũng có một hệ sinh thái hàng trăm đối tác, bao gồm Microsoft, Amazon.com, Capgemini và Booz Allen Hamilton.
Đối với nhiều công ty, làm việc với dữ liệu là một thách thức. Nền tảng Databricks cho phép quản lý dữ liệu bất kể nó được lưu trữ ở đâu. Điều này giúp cho việc phân tích dữ liệu tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn. Đôi khi sẽ rất quan trọng nếu cần đưa ra các quyết định quan trọng vào những giai đoạn gấp rút.
Về mục tiêu IPO sắp tới, Databricks hiện chưa công bố chi tiết. Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, công ty đã có thông báo về vốn gần đây nhất. Họ đã gọi vốn được 1,6 tỷ đô la với giá trị công ty ước tính là 38 tỷ đô la. Trong đó điểm mặt một số nhà đầu tư bao gồm Amazon Web Services, CapitalG – quỹ đầu tư rủi ro của Google và Microsoft.
3. ezCater
Trong hơn 25 năm qua, bà Stefania Mallett đã là một nhà sáng lập công nghệ và là nhà điều hành thành công. Một trong những công ty mà bà đã khởi xướng, InSite Marketing Technology, đã hoàn thành mục tiêu niêm yết công khai.
Và bà Mallett muốn thực hiện điều này một lần nữa với công ty mới nhất của mình: ezCater. Năm 2007, Stefania Mallett đã hợp tác với Briscoe Rodgers để thành lập công ty ezCater. Ông Briscoe Rodgers cũng là một doanh nhân kỳ cựu, đã bán hai công ty.
Cả hai đã xây dựng một nền tảng mạng lưới nhà hàng. Họ tập trung vào mục tiêu tạo ra một giải pháp trọn gói với thanh toán, đặt hàng, ngân sách và thống kê. Hiện nay, ezCater có khoảng 103.000 nhà hàng trong hệ thống của mình và 93% các công ty Fortune 500 là khách hàng.
Tuy nhiên, doanh nghiệp đã gặp phải một sự giảm sút doanh thu lớn khi xảy ra đại dịch. Nhưng công ty đã có thể nhanh chóng thích ứng, cung cấp các chương trình mới như cung cấp dịch vụ đồ ăn cho bệnh viện và kho hàng thương mại điện tử. Xu hướng làm việc kết hợp cũng đã dẫn đến nhiều doanh nghiệp trở thành khách hàng của họ hơn.
Vào cuối năm 2021, ezCater đã công bố một vòng gọi vốn trị giá 100 triệu USD với giá trị ước tính là 1,6 tỷ USD. Nhà đầu tư chủ chốt đợt này là SoftBank Vision Fund 2.
Đối với việc niêm yết trên danh sách của các IPO sắp tới, công ty này sẽ niêm yết công khai vào năm 2023 – theo Axios.
4. Versa Networks
An ninh mạng luôn được cho là ưu tiên hàng đầu của của các doanh nghiệp. Gần đây theo một cuộc khảo sát từ công ty nghiên cứu Gartner với 2.200 doanh nghiệp tham gia. Khoảng 66% trong số đó cho biết răng họ sẽ dự định tăng đầu tư vào các ngành liên quan.
Điều này chắc chắn là tin tốt đối với các nhà vận hành an ninh mạng như Versa Networks – Được thành lập cách đây mười năm, công ty này là một trong những nhà đi đầu trong thị trường dịch vụ truy cập an toàn (SASE), được đánh giá là một danh mục phát triển rất nhanh. Gartner dự báo rằng chi phí cho SASE sẽ tăng với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm gấp 36% đến năm 2025, đạt tổng giá trị 14,7 tỷ USD.
Vào cuối tháng 10, công ty đã thông báo một vòng gọi vốn trị giá 120 triệu USD. Các nhà đầu tư chủ chốt bao gồm BlackRock và Silicon Valley Bank, sự kiện này đánh dấu một “giai đoạn quan trọng trước IPO của công ty”, theo Kumar Mehta – giám đốc phát triển của Versa Networks. Điều này cho thấy Versa có thể là một trong các màn IPO sắp tới rất đáng chú ý vào năm 2023.
5. Flexport
Trong khi các công ty công nghệ đang phải sa thải hàng loạt nhân viên trong năm nay, trường hợp của Flexport lại là ngược lại. Công ty cung cấp dịch vụ logistics (hậu cần) và chuỗi cung ứng, đang lên kế hoạch tuyển dụng thêm nhân viên cho mình. Mục tiêu là tuyển khoảng 400 kỹ sư vào năm tới, gấp đôi số lượng nhân viên cơ sở hiện tại.
Đại dịch COVID-19 đã làm nổi lên sự yếu kém của chuỗi cung ứng toàn cầu khi để chuyển một lô hàng phải cần tới sự hợp tác của 20 công ty!
Nhưng công nghệ từ Flexport đã giúp đỡ rất nhiều trong quá trình tối ưu hóa quy trình này. Họ làm được điều đó bằng cách kết nối tất cả các khâu, tự động hóa giấy tờ, cung cấp dịch vụ theo dõi và tối ưu hóa tuyến đường. Flexport thậm chí còn tìm cách giảm lượng khí thải carbon của thế giới.
Nhờ đó công ty đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và vẫn đang tiếp tục. Cho năm nay, công ty dự kiến đạt doanh thu 5 tỷ đô la.
Vào tháng 1 vừa rồi, Flexport đã gọi vốn 935 triệu đô la trong vòng E của Serries. Các nhà đầu tư bao gồm Andreessen Horowitz, MSD Partners, Shopify, DST Global, Founders Fund và Softbank Vision Fund.
Hiện tại Flexport chưa đăng ký cho việc IPO. Nhưng với sự phát triển của họ cho thấy họ sẽ làm điều đó trong tương lai gần và chắc chắn đây sẽ là một trong những IPO sắp tới được quan tâm nhất để theo dõi.
Biên tập: Minh Nguyễn