Ngày 27/09/2023 6:15 AM

5 lưu ý không thể bỏ qua khi doanh nghiệp huy động vốn

Khi huy động vốn sẽ có một số vấn đề cơ bản mà các chủ doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải nắm vững trước khi ngồi xuống thảo luận với các nhà đầu tư tiềm năng bởi chỉ cần có bất cứ chi tiết nào còn vướng mắc thì khả năng huy vốn khó có thể thành công. Vậy đâu là những vấn đề quan trọng cần được lưu tâm khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn? Dưới đây là 5 điều lưu ý trả lời cho câu hỏi nêu trên.
5 LƯU Ý KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DOANH NGHIỆP HUY ĐỘNG VỐN

1. Gọi vốn là một công việc dài hạn và được thực hiện liên tục

Hầu hết các doanh nghiệp gọi vốn đều mong muốn nguồn vốn sẽ lập tức đến với họ để có thể phát triển nhanh chóng. Nhưng việc gọi vốn cần rất nhiều thời gian, sự kiên nhẫn cũng như xây dựng trên một lòng tin vững chắc giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp. Sự nóng vội sẽ khiến các nhà đầu tư dè chừng với dự án.

Thông thường, một thương vụ đầu tư hay kinh doanh đều phải trải qua 7 điểm chạm để các nhà đầu tư quyết định có rót vốn hay không. Độ tin cậy, tính khả thi và uy tín của dự án kinh doanh sẽ là những yếu tố then chốt để các nhà đầu tư xem xét về thương vụ. Nếu doanh nghiệp muốn sớm nhận được quyết định đầu tư, thì một bản kế hoạch kinh doanh chứng minh tính hiệu quả của đồng vốn đầu tư sẽ là rất cần thiết. Bảng kế hoạch kinh doanh phải được trình bày ngắn gọn, súc tích, bao quát nhiều lĩnh vực khác nhau và cung cấp đủ các chi tiết có thể thỏa mãn tất cả các câu hỏi của nhà đầu tư về khả năng hoàn thành các mục tiêu đề ra. Hãy luôn ghi nhớ rằng việc gọi vốn cũng phải được doanh nghiệp xem xét như một hoạt động dài hạn để tránh những trường hợp vừa không có vốn vừa không thể duy trì hoạt động. 

2. Thuyết phục các nhà đầu tư rằng thương vụ IPO sẽ tạo ra được lợi nhuận

Chia sẻ với nhà đầu tư về lộ trình tài chính của doanh nghiệp là phương pháp tối ưu nhất để các nhà đầu tư có thể hiểu được chỉ số lợi nhuận từ thương vụ IPO. Thông qua các bản báo cáo, nhà đầu tư sẽ có cơ hội phân tích những số liệu thu chi, thực trạng hoạt động của công ty thế nào, mức độ lành mạnh và minh bạch tài chính ra sao… Khi các nhà đầu tư hiểu rõ báo cáo tài chính do doanh nghiệp đưa ra, họ sẽ biết được tình hình nội bộ của công ty, dự đoán được lợi nhuận trong tương lai, biết được dự án kinh doanh có khả thi hay không. Bản báo cáo tài chính cũng chính là công cụ giúp nhà đầu tư biết được đồng vốn họ bỏ ra có an toàn không, có ý nghĩa tích cực đối với thực trạng của công ty hay không. Ngoài ra, việc huy động vốn và và trình bày các năng lực tài chính còn thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh cụ thể. Các nhà đầu tư sẽ xem xét giá trị ròng của công ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính để cân nhắc các quyết định đầu tư.

3. Kết quả thu hút vốn sẽ phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Thông thường có 2 cách thức đàm phán doanh nghiệp thường áp dụng khi tiến hành gọi vốn, đó là đàm phán trực tiếp và đàm phán gián tiếp. Cách thức đàm phán trực diện (Face-to-face) là cách gọi vốn tuy chậm nhưng mang lại hiệu quả rất cao do cách thức gọi vốn trực tiếp dựa trên mối quan hệ rõ ràng vì những người tham gia đều hiểu rõ lẫn nhau. Cách thức đàm phán còn lại, cách gọi vốn trực tuyến có ưu điểm là quy mô tiếp cận rộng rãi và nhanh chóng. Tuy nhiên đối với cách thức gọi vốn này xác suất nhận được khoản đầu tư tương đối thấp. Tùy thuộc vào tình hình và chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ lựa chọn cách thức đàm phán phù hợp và hiệu quả nhất để tối ưu lộ trình gọi vốn.

4. Kỹ thuật huy động vốn là kỹ năng quan trọng nhất

Kỹ năng gọi vốn là kỹ thuật quan trọng nhất và khó nhất khi doanh nghiệp gọi vốn từ các nhà đầu tư. Lựa chọn người huy động vốn cũng là chìa khóa quyết định xem doanh nghiệp sẽ huy động được bao nhiêu vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng. Người trình bày phải giải thích cho các nhà đầu tư biết họ sẽ nhận được gì khi quyết định đầu tư vào mô hình kinh doanh của chúng ta; phân tích, đưa ra các con số dữ liệu cũng như là các đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai nhằm thuyết phục các nhà đầu tư khó tính nhất quyết định rót vốn vào doanh nghiệp. 

 

5. Huy động vốn thành công cần sự hợp lực của toàn nhân lực doanh nghiệp.

Gọi vốn không phải chỉ là trách nhiệm của ban lãnh đạo hay chủ doanh nghiệp mà để được mục tiêu huy động vốn thành công, tất cả các cá nhân trong tổ chức cần phải cùng nhau hợp lực. Ví dụ như doanh nghiệp muốn thực hiện một vòng gọi vốn Road Show, phòng ban Marketing sẽ phải hỗ trợ chạy chiến dịch, chuẩn bị nội dung giới thiệu, thuyết trình đến nhà đầu tư; phòng ban Quan hệ cổ đông phải gửi lời mời và tiếp đón các nhà đầu tư đến tham dự. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng công ty đã thiết lập một ban quản trị có khả năng giám sát chặt chẽ hoạt động của dự án kinh doanh mới và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban. Nếu bạn chứng minh được với các nhà đầu tư về khả năng quản lý, kỹ năng hoạt động, năng lực điều hành cũng như sự nhạy bén trong kinh doanh của các nhà quản lý… thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế rất lớn trong việc huy động vốn, bởi năng lực điều hành luôn là một trong những yếu tố then chốt mà nhà đầu tư phải xem xét và cân nhắc trước khi ra quyết định.

 

Tóm lại, khi doanh nghiệp nắm vững đủ cả 5 lưu ý trên thì chứng tỏ doanh nghiệp đã sẵn sàng, các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận rằng doanh nghiệp chúng ta thực sự nghiêm túc với dự án kinh doanh của mình và họ cũng hiểu rằng doanh nghiệp đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ ban đầu. Và đương nhiên, họ sẽ suy nghĩ về sự sẵn sàng theo cách: Bạn có đủ cơ sở và độ tin cậy để đón nhận các nguồn vốn đầu tư.

Tin Tức Khác

Đăng nhập với Email / Mật khẩu

Hoặc

Đăng ký với Email

Hoặc

Đăng ký với Email

Hoặc

Đăng nhập với Email / Mật khẩu

Hoặc