Định nghĩa Chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu được hiểu đơn giản là cách xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp mang tính chất lâu dài. Mục đích định vị thương hiệu là tạo ấn tượng với khách hàng tiềm năng và hoàn thành được những mục tiêu cụ thể.

Các bước tạo nên một bộ chiến lược thương hiệu
-
Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm
Nền tảng của một thương hiệu thành công, đó chính là dành được sự ủng hộ từ những khách hàng trọng tâm – đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ tập trung và đầu tư sức lực nhiều nhất để giữ gìn và mở rộng phát triển. Các doanh nghiệp thông minh thường đánh chiếm vào thị trường ngách, thu hẹp phạm vi đối tượng khách hàng mục tiêu để tập trung đáp ứng nhu cầu và truyền tải toàn bộ thông điệp phù hợp với khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn nhắm đến.
-
Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu
Doanh nghiệp của bạn phải cần nghĩ đến việc xây dựng và thiết lập sứ mệnh (brand mission statement). Cụ thể hơn, bạn cần diễn tả một cách cụ thể điều mà doanh nghiệp mong muốn khát khao trở thành nhất trong tương lai. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu giá trị mà họ mong muốn đem lại cho khách hàng là gì. Từng đặc điểm như: logo, slogan, tính cách, cho đến những hoạt động thường nhật, tất cả đều phải nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã thiết lập từ trước.

-
Khảo sát thương hiệu trong thị trường
Điều gì làm nên sự khác biệt và nổi bật của bạn trước những chiến dịch triệu đô từ các “ông lớn” khác trên thị trường? Hãy tập trung làm một bảng khảo sát về đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn trong thị trường. Tìm hiểu xem làm thế nào để họ xây dựng được sức mạnh trong thương hiệu của họ. Chìa khóa để giúp doanh nghiệp nổi bật, đó chính là sự khác biệt hóa. Nhận biết chiến lược của đối thủ chính là cách để bạn đối phó với đối thủ và kiến tạo sự khác biệt.
-
Nhấn mạnh các lợi ích mà thương hiệu bạn đem đến cho khách hàng
Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cũng giống như việc doanh nghiệp chào bán sản phẩm của mình tới khách hàng. Hãy nói những gì khách hàng cần nghe – những giá trị mà sản phẩm có thể đem lại tới khách hàng (thứ mà khách hàng sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm), không phải chỉ đơn thuần là liệt kê tính năng của sản phẩm đó.
-
Tạo dựng Logo và Slogan cho thương hiệu
Thứ đập vào mắt của khách hàng đầu tiên chính là logo và bộ nhận diện thương hiệu. Có một sự thật rằng điều thú vị nhất đối với các doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, đó chính là việc thiết kế logo và tạo câu Slogan. Tuy nhiên, việc thiết kế và tạo dựng Slogan đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có những chuyên gia hỗ trợ. Nếu gặp khó khăn trong hoạt động này, bạn đừng ngại ngần sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thiết kế logo thương hiệu từ các Agency.

chỉ cảm thấy thân thuộc và tin tưởng một thương hiệu có tính cách và phẩm chất liên quan tới họ. Đó là lý do vì sao bạn cần phải xây dựng tính cách cho thương hiệu của mình. Thậm chí bạn cần phải truyền tải tính cách ấy vào trong những văn bản truyền thông của thương hiệu mình tới công chúng.
-
Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải
Mỗi thương hiệu khi xây dựng và phát triển cần phải định hình cho mình những tính cách và phẩm chất riêng biệt. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải định hình cho mình sẵn thông điệp rõ ràng mà họ muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp có ý nghĩa này sẽ theo doanh nghiệp đi xuyên suốt tất cả các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai.
-
Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng
Bạn cần phải truyền tải linh hồn của thương hiệu lên mọi điểm chạm giữa thương hiệu với khách hàng. Ví dụ như vừa bước chân vào văn phòng, khách hàng và đối tác đã thấy logo và màu sắc bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn ở khắp mọi nơi. Nhân viên ai cũng mặc đồng phục có in logo của doanh nghiệp.

-
Sự chân thành, đồng điệu và nhất quán
Điều quan trọng nhất khi doanh nghiệp của bạn xây dựng thương hiệu đó chính là sự nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu. Mọi phát ngôn, thông điệp của doanh nghiệp phải nhất quán, và đặc biệt nhất quán với sứ mệnh lớn mà doanh nghiệp đã đề ra ngay từ đầu.
-
Chính bạn phải là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất
Không ai có thể hiểu được thương hiệu này rõ như bạn, một người chủ doanh nghiệp. Chính bạn sẽ là người lan truyền sứ mệnh, thông điệp và các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp. Khi tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài, bạn phải đảm bảo rằng họ phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mà bạn đã xây dựng và phát triển. Có như vậy mọi sản phẩm truyền thông của doanh nghiệp bạn liên quan đến thương hiệu mới có được sự đồng điệu và nhất quán như tiêu chí số 9 bên trên.
Trên đây là tóm tắt 10 bước để doanh nghiệp bạn có thể xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và thành công. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ là kim chỉ nam giúp thương hiệu của bạn vững bước trên thương trường khốc liệt ngoài kia.